CanHOPE là dịch vụ hỗ trợ và tư vấn ung thư phi lợi nhuận do Trung tâm Ung thư Parkway của Singapore cung cấp.

Chăm sóc

Đối phó với nỗi đau và sự mất mát

Facebook Twitter Email Print

Đối phó với nỗi đau và sự mất mát

Sự mất mát là một trạng thái hụt hẫng khi ai đó gần gũi với bạn vừa qua đời. Mất đi một người thân yêu có thể đau đớn. Mỗi người chúng ta trải qua đau buồn một cách khác nhau. Cách chúng ta đau buồn có thể bị ảnh hưởng bởi tính cách, nền văn hóa, giới tính, niềm tin, tuổi tác và các yếu tố khác. Những phản ứng này là tự nhiên và riêng biệt.

Đau buồn không có nghĩa là “ngừng thương nhớ” người thân yêu của bạn. Ngược lại, nó là một quá trình học đối phó với cuộc sống mà không có sự hiện diện của họ, nhưng vẫn duy trì một cảm giác kết nối với những kỷ niệm hoặc giá trị của người thân yêu của bạn.

Nỗi đau và sự mất mát có thể là trải nghiệm khó khăn nhất trong cuộc sống của chúng ta. Trong khi không có cách đúng hay sai về sự đau buồn, chúng tôi hy vọng thông tin được cung cấp có thể giúp bạn và gia đình bạn, hoặc người bạn biết, đối phó với sự mất mát của người thân. Sau đây là một số trải nghiệm bạn có thể gặp phải và các lời khuyên tự chăm sóc.

Sau một sự mất mát, bạn có thể trải nghiệm…

Chai lì hoặc Sốc

Nó có thể khiến bạn mất một thời gian để nắm bắt những gì vừa xảy ra. Đôi khi rất khó để chấp nhận sự ra đi của người thân, và bạn có thể cố gắng làm tê liệt sự đau buồn sau sự ra đi của họ. Đây là một cách kiểm soát sự mất mát để giúp bạn vượt qua các sự sắp xếp thiết thực quan trọng cần thực hiện. Sự chai lì đôi khi có thể tự hết sau sự mất mát, và sau đó bạn có thể cảm nhận được cảm xúc mãnh liệt. Có thể chấp nhận những cảm xúc này mặc dù bạn có thể cảm thấy không thoải mái.

Sự tức giận

Cảm thấy tức giận cũng là một phần của quá trình trải nghiệm nỗi đau. Bạn có thể sẽ nổi giận với đội ngũ chăm sóc sức khỏe do đã không thể ngăn chặn được cái chết đến với người thân của mình, hay thậm chí với những người họ hàng hay bạn bè mà bạn nghĩ họ đã không cố gắng để giúp đỡ. Tại thời điểm đó, bạn sẽ tức giận với chính bản thân mình, với người đã khuất, với thế giới hay thậm chí là với Chúa.

Cảm giác tội lỗi

Việc trải nghiệm cảm giác tội lỗi là điều cũng có thể xảy ra. Bạn sẽ nghĩ rằng đáng ra bạn có thể làm nhiều điều hơn hay làm mọi thứ khác đi cho người thân. Cảm giác tội lỗi cũng dâng lên nếu bạn cảm thấy sự nhẹ nhõm khi ai đó qua đời sau quá trình mắc bệnh kéo dài đầy căng thẳng. Cảm thấy nhẹ nhõm là có thể hiểu được trong những hoàn cảnh như vậy.

Nỗi buồn và cô đơn

Tâm trạng buồn bã và cô đơn là điều mà bạn và gia đình không thể tránh khỏi khi ai đó đã từng là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của bạn qua đời. Sẽ phải mất một thời gian để những cảm xúc tiêu cực đó vơi đi, điều quan trọng là bạn nhận biết được những cảm xúc đó mà không phán xét hay khắc nghiệt với bản thân và gia đình. Tham gia vào một số các hoạt động đơn giản và trò chuyện với ai đó mà bạn tin tưởng để giúp vơi đi nỗi buồn và sự cô đơn.

Khát khao

Khi trải qua cảm giác đau buồn do mất mát người thân, bạn có thể khao khát nhớ về những điều đã trải qua cùng họ. Những thói quen hàng ngày và nơi chốn quen thuộc có thể đưa bạn trở lại những kí ức cùng với người đã khuất. Những khát khao này gợi lên những cảm xúc vui buồn lẫn lộn, bởi đó là cách giữ kết nối với họ. Bạn có thể sẽ thể hiện nỗi khát khao bằng nhiều cách – xem lại những tấm ảnh cũ, kể về người thân đã khuất với những người khác, hay thậm chí viết thư cho họ kể về các sự kiện trong cuộc sống của bạn.

Phạm vi các suy nghĩ, cảm xúc và hành vi bạn có thể trải qua trong thời điểm mất mát này là khá rộng. Có thể bạn sẽ có trải nghiệm khác với những điều được nêu trên, không sao cả bởi những điều đó là riêng biệt đối với mỗi cá thể. Điều quan trọng là bạn cho mình không gian và thời gian để vượt qua hành trình này.

Chăm sóc bản thân…

Những sự thay đổi về thói quen ăn uống và nghỉ ngơi khi đang chịu đựng nỗi đau mất mát là điều không nằm ngoài dự đoán. Những thói quen hàng ngày có thể bị phá vỡ và bạn có thể sẽ mất cảm hứng đối với những điều mà bạn thường tận hưởng. Có thể bạn sẽ bị ốm. Cơ thể cần thời gian để điều chỉnh với những thay đổi là điều hoàn toàn tự nhiên. Thường thì những triệu chứng này chỉ là tạm thời.

Một vài bí quyết tự chăm sóc bản thân:

  • Hãy chú ý tới nhu cầu được nghỉ ngơi và ăn uống dù là đang rất đau buồn sau mất mát. Hãy ăn uống điều độ và nghỉ ngơi thật nhiều.
  • Hãy dành thời gian cho các hoạt động thể chất vì các bài tập này có thể giúp giảm căng thẳng và cảm xúc dồn nén.
  • Hãy làm những việc bạn thích dù là một mình hay cùng những người khác. (ví dụ: đạp xe, tập yoga, đọc, viết lách).
  • Hãy tạm hoãn những quyết định căng thẳng sang một bên, tránh việc ép bản thân làm những điều bạn không thấy thoải mái.
  • Hãy chấp nhận hỗ trợ và trợ giúp thiết thực, như mua sắm, nấu ăn hay dọn dẹp, khi bạn cảm thấy quá tải.
  • Chia sẻ cảm xúc với những người khác, điều này có thể giúp bạn sắp xếp lại và chấp nhận sự mất mát. Tìm sự trợ giúp từ những người bạn tin tưởng và có thể dựa dẫm.

Khi nào thì nên tìm tới chuyên gia hỗ trợ?

Điều quan trọng là bạn cho bản thân thời gian để trải nghiệm nỗi đau.

Nỗi đau đớn có thể kéo dài cả đời và xuất hiện ở những thời điểm khác nhau, nhưng sẽ vơi dần theo thời gian. Nếu bạn hoặc gia đình tiếp tục thường xuyên phải chống chọi một cách khó khăn với sự mất mát, trong trường hợp này cần sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia.

Tôi có thể nhận hỗ trợ từ đâu?

Đây là thời điểm bạn và gia đình cố gắng để đối mặt với sự mất mát người thân. Bạn có thể không biết nên tiếp cận ai, hay có thể lo lắng về việc con của bạn hay những người thân sẽ đối mặt ra sao. Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia rất hữu ích khi bạn và gia đình đang phải đối mặt với nỗi đau và mất mát. Để liên lạc với chuyên gia tư vấn, hãy truy cập website www.canhope.org hoặc gọi theo số (+65) 6738 9333.

Talking to children about death…

Explaining death to children is not an easy task. Depending on the age of your child(ren), it may be difficult for them to understand what death is about. However, sharing the news of a loved one passing away is necessary for them. Breaking such news does not have to be shocking or traumatic. Preparations can be made to help them receive the news more readily.

It is always best to communicate honestly with children, and it will be helpful to provide age-appropriate analogies and examples. As death is often an abstract topic for some children, taking time to listen to them and answer their questions can help to assure them of your affection and understanding.



KHÔNG ĐAU LÒNG

(Ca ngợi: Những cái nhìn sâu sắc về sự bất tử từ hồi ức của thời thơ ấu, 175-186)

Điều đã từng là ánh sáng chói lòa rạng rỡ
Nay đã rời khỏi tầm mắt tôi,
Dù không gì có thể đưa trở lại thời gian
Của cỏ xanh huy hoàng, của hoa hồng lộng lẫy;
Chúng ta sẽ không đau buồn nữa, hơn là tìm
Sức mạnh trong những gì còn lại;
Trong sự đồng cảm buổi ban sơ
Đã luôn tồn tại ở đó;
Trong những suy nghĩ êm dịu ngày xuân
Ra khỏi đau khổ của nhân loại;
Trong đức tin nhìn qua cái chết,
Trong những năm mang tâm trí triết học.

~ William Wordsworth ~